Xem ngày Âm lịch - Dương lịch hôm nay



Cơ sở thiên văn của Lịch Âm:

Không giống như dương lịch được tính theo chu kỳ chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời, Âm lịch dựa trên chu kỳ chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất.

Theo lý thuyết, mặt trăng quay quanh trái đất mỗi vòng hết 27,32 ngày – nhưng trên thực tế, do Trái đất cũng chuẩn động quanh mặt trời nên khi quan sát, người ta thấy khoảng thời gian để Mặt trăng trở về vị trí cũ trên bầu trời là 29,53 ngày.

Chu kỳ này còn được gọi là “tuần trăng” hay 1 tháng âm lịch. Một năm âm lịch được chia thành 12 tháng.

Có nhiều loại Âm lịch khác nhau, nhưng loại Âm lịch thuần túy nhất là lịch Hồi Giáo. Đặc  điểm của lịch Hồi Giáo là chỉ tính theo chu kỳ mặt trăng mà không liên quan tới các mùa, vì vậy 1 năm của lịch này thường ngắn hơn dương lịch khoảng 11-12 ngày, và chỉ trở lại ăn khớp sau mỗi 33-34 năm hồi giáo.


Nguồn gốc Âm lịch tại Việt Nam:

Phần lớn các loại âm lịch phổ biến hiện nay, dù được gọi là “âm lịch” nhưng  thực tế lại là “âm dương lịch” – nghĩa là được tính theo chu kỳ mặt trăng nhưng được điều chỉnh cho ăn khớp với dương lịch bằng cách thêm những tháng nhuận (tháng thứ 13).

Chu kỳ thời tiết nóng – lạnh (các mùa) chịu ảnh hưởng của việc trái đất quay quanh mặt trời (dương lịch)

Người xưa nhận thấy rằng cứ khoảng 3 năm thì âm lịch lại bị chậm so với chu kỳ thời tiết khoảng 1 tháng nên đã bù thêm vào một tháng nhuận, những năm như vậy gọi là năm nhuận theo âm lịch.
Từ đó Âm dương lịch ra đời và được phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới, Lịch Âm mà ngày nay chúng ta đang sử dụng về bản chất cũng là Âm dương lịch.