Tranh chấp quyền sử dụng đất hiện nay rất đa dạng với nhiều trường hợp khác nhau, nhưng tựu chung lại có thể chia thành 2 loại đó là:
+ tranh chấp xảy ra trong quá trình sử dụng đất hợp pháp nhưng có những vấn đề phát sinh
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ điểm qua những trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất phổ biến thường gặp trên thực tế tại nước ta:
1/ Tranh chấp về ranh giới sử dụng đất:
Xảy ra giữa 2 cá nhân / hộ gia đình cạnh nhau, trong đó một bên tự ý lấn chiếm, thay đổi ranh giới, hoặc cả 2 bên đều không xác định được ranh giới sử dụng đất dẫn tới tranh chấp.Những thửa đất tranh chấp thường được sang nhượng nhiều lần, khi bàn giao không rõ ràng, cũng có trường hợp cơ quan nhà nước khi cấp đất không xác định chính xác diện tích trên thực địa, dẫn tới sự sai khác giữa giấy tờ và thực tế gây nên sự tranh chấp giữa các hộ liền kề nhau.
2/ Tranh chấp tài sản đất đai khi vợ chồng ly hôn:
Phân chia tài sản khi ly hôn thường dễ dẫn tới tranh chấp nhất là tài sản lớn như đất đai nhà cửa. Việc tranh chấp có thể xảy ra giữa 2 vợ chồng với nhau (tài sản chung khi kết hôn) hoặc giữa một người với gia đình bên kia (khi kết hôn bố mẹ vợ / chồng cho con đất, sau khi ly hôn thì đòi lại)3/ Tranh chấp quyền thừa kế đất đai, nhà cửa:
Sau khi ông bà / bố mẹ mất mà không để lại di chúc phân chia tài sản, hoặc di chúc không đúng với quy định của pháp luật, những người được hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn tới tranh chấp.4/ Tranh chấp giải tỏa mặt bằng:
Hiện nay, khi việc quy hoạch mở rộng đường sá, hạ tầng được nhà nước triển khai cũng là lúc những tranh chấp khiếu kiện về giá đền bù, đối tượng đền bù, giá đất tái định cư… diễn ra gay gắt và phức tạp, đặc biệt là tại các thành phố lớn.5/ Tranh chấp khi nhà nước thu hồi, giao lại đất cho người khác:
Do mục đích sử dụng, nhà nước thu hồi đất của một đối tượng đang sử dụng để giao cho người khác quản lý, sử dụng. Người bị thu hồi không chấp nhận bàn giao, dẫn tới tranh chấp giữa người này với người được giao đất, hoặc khiếu nại, khiếu kiện lên cơ quan nhà nước về quyết định thu hồi đất.6/ Đòi lại đất hoặc tài sản trên đất:
+ Người dân đòi lại đất trước cải cách ruộng đất: Thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp, ruộng đất và tư liệu sản xuất của người dân được tập trung vào hợp tác xã, đến năm 1998 thực hiện nghị quyết TW đất đai được nhà nước chia lại cho các cá nhân, hộ gia đình để sản xuất. Do sự phân chia không hợp lý dẫn đến việc những người sở hữu đất trước đây mâu thuẫn và tranh chấp với người được cấp đất hiện tại. Ngoài ra, một số người bỏ đi nơi khác sinh sống nay trở lại đòi lại đất đai, tài sản của mình đã được giao cho người khác.+ Tranh chấp của người làm nghề thủ công với người làm nông nghiệp: Một số người trước đây được cấp đất sản xuất nhưng họ không sử dụng mà đi nơi khác làm nghề thủ công, nay họ quay lại đòi đất của mình để ở / sản xuất.
+ Đòi lại tài sản của nhà thờ, dòng tu, chùa chiền, miếu, nhà thờ họ: do hoàn cảnh lịch sử, nhà nước trưng dụng các cơ sở nói trên làm trụ sở, cơ quan, trường học… nay các cơ sở đó đòi lại tài sản nhưng nhà nước không thể giải quyết dẫn đến khiếu kiện, tranh chấp.
7/ Tranh chấp quyền sử dụng đất liên quan tới địa giới hành chính:
Thường xảy ra giữa các tỉnh, huyện, xã… với nhau tại khu vực giáp ranh giữa các địa phương.Việc tranh chấp có thể diễn ra khi chia tách đơn vị hành chính, hay tại những vị trí không có mốc giới rõ ràng, nhưng lại là vị trí trọng điểm kinh tế, văn hóa, có nguồn tài nguyên…
8/ Tranh chấp giữa người đi xây dựng kinh tế mới với đồng bào địa phương:
Đa số xảy ra ở vùng Tây Nguyên, tại một số vùng, việc di dân tự do của người làm kinh tế mới chưa được chính quyền chấp nhận và cấp đất, dẫn đến việc những người này phá rừng lấn chiếm đất đai và mâu thuẫn với người dân tộc sở tại.9/ Tranh chấp đất giữa nông – lâm trường, cơ quan tổ chức với cư dân địa phương:
Do cơ chế trước đây, nhiều nông trường, lâm trường, đơn vị quân đội bao chiếm một lượng lớn đất đai nhưng không sử dụng hết, sau đó không trả lại mà để bỏ hoang hoặc cho người dân sử dụng nhưng theo hình thức phát canh, thu tô dẫn tới mâu thuẫn.Một số trường hợp người dân lấn chiếm, sản xuất trên đất của các nông lâm trường, đơn vị quân đội dẫn tới tranh chấp quyền sử dụng đất.